Sàn gỗ công nghiệp đang và trở thành xu hướng khi bạn muốn thi công nhà, công trình, khách sạcn... Bởi tính hữu ích và sự sang trọng mà sàn gỗ mang lại. Bài viết này sẽ hướng dẫn thi công sàn gỗ đúng cách nhất cũng như cung cấp một số lưu ý, kiểu lát sàn gỗ phổ biến, đẹp cho bạn đọc.
Quy trình lát sàn gỗ công nghiệp chuẩn
Bước 1: Xử lý bề mặt nền nhà
Sàn gỗ có thể được lắp đặt nổi trên bề mặt bê tông, sàn gạch men hoặc nền đá, nền ván ép (gác xép). Dù được lắp trên bề mặt nào thì bước đầu tiên trong quy trình thi công lắp đặt sàn gỗ công nghiệp đó là xử lý bề mặt nền nhà. Trước tiên, bạn hãy quét dọn, vệ sinh bề mặt sàn nhà cho thật sạch sẽ. Cần phải đảm bảo là bề mặt sàn phải thật bằng phẳng. Như vậy thì khi lắp sàn gỗ vào mới không bị vênh gây ra tình trạnh hỏng hèm khoá, phát ra tiếng kêu cót két khi sử dụng. Ngoài ra, bề mặt sàn nhà cần phải khô và cứng để khi lát sàn gỗ không bị lún.
Một yêu cầu nữa đó là mặt nền cần phải khô. Nếu mặt nền phẳng mà việc thi công lát sàn cẩu thả cộng với sàn gỗ chịu nước kém thì hơi nước từ mặt nền sẽ bốc hơi mà thấm vào thanh gỗ làm chúng bị trương nở hây nên hiện tượng kích, phồng sàn gỗ.
Bước 2: Trải lớp lót sàn
Sau khi bề mặt sàn đã được xử lý thì thợ thi công tiến hành trải lớp lót sàn. Sở dĩ phải trải lớp này là vì chúng có tác dụng chống ẩm mốc và hạn chế tiếng ồn do ván sàn gỗ tác động với mặt nền gây nên. Vật liệu lót sàn này có thể là xốp nilon, xốp tráng bạc hoặc cao su non. Thông nhường nhà sản xuất và bán hàng khuyến khích lắp sàn trên nên nền xốp nilon 2mm. Tuy nhiên chủ nhà có thể lựa chọn các loại xốp lót khác tuỳ thuộc voà sở thích hoặc điều kiện mặt nền.
Khi trải lớp lót sàn bạn chú ý trải thật phẳng và để khoảng cách so với chân tường là 8mm (lắp sàn gỗ dày 8mm) hoặc 12mm (lắp sàn gỗ dày 12mm). Bạn có thể trải theo chiều rộng hoặc chiều dài của căn phòng, dùng băng dính để gắn kết hai lớp lót gần kề nhau lại. Lưu ý không trải chồng lớp xốp lên nhau.
Bước 3: Lắp đặt sàn gỗ
Trước khi tiến hành bước 3 chúng tôi muốn lưu ý với các bạn một số vấn đề:
Thứ nhất, đó là sàn gỗ công nghiệp khi mua về cần phải vận chuyển về nơi định lắp đặt trước 24h để sàn gỗ thích nghi với môi trường (việc này có thể không cần thiết vì sàn gỗ đặt tại kho hàng có môi trường tương đương với môi trường nhà ở)
Lắp đặt sàn gỗ theo thứ tự từ góc phòng ra ngoài và chú ý luôn lắp sàn gỗ theo chiều của ánh sáng để làm nổi bật vân gỗ.
Các mép nối đầu của mỗi thanh gỗ được ghép với nhau có thể so le hoặc lát xương cá ... Khoảng cách giữa mép sàn gỗ và chân tường tối thiểu là 8mm. Đây là khoảng cách đảm bảo sự giãn nở của sàn gỗ trong quá trình sử dụng về sau.
Bước 4: Lắp phụ kiện sàn gỗ
Sau khi đã lắp lần lượt từng tấm ván gỗ khít nhau và từ hàng đầu đến hàng cuối cùng thì bạn tiến hành lắp phụ kiện sàn gỗ. Phụ kiện sàn gỗ giúp che hết khe hở, cố định mép của ván sàn gỗ và ép sàn gỗ xuống mặt nền. Các loại phụ kiện này bao gồm: phào nhựa chân tường, phào gỗ công nghiệp chân tường, phào gỗ tự nhiên chân tường, nẹp nhựa, nẹp hợp kim, nẹp inox, nẹp nhôm ...
Một lưu ý là các công trình đã có gạch chân tường mà chủ nhà không muốn đập gạch chân tường đi thì phụ hiện được sử dụng là một trong các loại nẹp kể trên.
Các loại phụ kiện này có nhiều màu sắc để phù hợp với tông màu của sàn gỗ. Tuy nhiên, các cửa hàng thường lựa chọn màu phụ kiện có cùng tông màu sàn gỗ khi xuất hàng. Nếu khách hàng có yêu cầu lựa chọn màu phào chân tường khác phù hợp với màu sơn tường hoặc màu len tường thì yêu cầu với bên bán hàng trước khi xuất hàng.
Bước 5: Kết thúc sàn
Kết thúc quy trình thi công sàn gỗ bằng việc dùng nẹp để kết thúc sàn với tấm ghép cuối cùng. Bạn có thể dùng phào chân tường hoặc nẹp kết thúc để che kín khoảng cách giữa chân tường và tấm san go cuối cùng. Sau khi kết thúc sàn bạn tiến hành hút bụi và lau sàn bằng một tấm khăn bông mền, ẩm là đã có thể kê đồ nội thất và sử dụng ngay lập tức.
Các kiểu lát sàn gỗ đẹp
Lát kiểu giỏ dệt hoặc kiểu xếp hình vuông
Với trong nhà kiểu này khá ít người dùng lát sàn nhà, thường sử dụng kiểu này để lát ban công hoặc vườn hoa. Quy cách lát sàn gỗ tự nhiên này giống kiểu đan rổ hay thấy. Nó là dùng các tấm hình vuông lát với nhau, mỗi tấm hình vuông gồm 4 tấm nhỏ đặt song song theo tỉ lệ 4:1, kích thước 280 x 70mm. Có khá nhiều cách lát kiểu sàn giỏ dệt này như lát cùng hướng hoặc lát sàn ngược hướng nhau.
Ưu điểm: Thi công dễ dàng, có sẵn khớp nhựa chỉ cần sập vào. Có thể tự thi công tại nhà.
Nhược điểm: Cách lát đơn giản ít được sử dụng trong nhà, vậy nên ít được nhập khẩu sử dụng trong nhà, chủ yếu dùng lát sàn ngoài trời.
Lát kiểu thường, theo kiểu xếp đuổi
Các tấm ván sàn sẽ được xếp song song ghép liện tục với nhau từng hàng một theo chiều của sàn gỗ cho đến hết. Những thanh này nối với thanh kia xếp so le với nhau. Cách lắp này được dùng phổ biến hiện nay, cách lát sàn đơn giản hầu như tất cả ván sàn tự nhiên đều được lát theo cách này.
Ưu điểm: Là kiểu ván lót sàn gỗ tự nhiên ghép thanh phổ biến nên việc thi công dễ dàng, chi phí thi công thấp hơn. Không yêu cầu đội ngũ lắp đặt có kinh nghiệm cao. Phong cách đơn giản dễ phối màu với nội thất trong nhà.
Lắp kiểu xương cá
Đây là cách lát theo phong cách cổ điển. Những công trình thường lát theo phong cách Châu Âu này khá là cầu kì chi tiết mang sự truyền thống cổ kính. Thiết kế theo kiểu đối xứng nhau. Với sàn tự nhiên chính hãng thì có riêng sàn lắp kiểu xương cá, các hèm được cấu tạo trái phải khác nhau để khi sập vào dễ dàng.
Ưu điểm kiểu lắp này:
Cách lót sàn đẹp, phong cách cổ điển phù hợp sở thích đại đa số
Sàn lắp bền, cứng rắn, chịu được lực bề mặt lớn, tránh các tình trạng cong vênh co ngót khi sử dụng.
Nhược điểm:
Thi công khó khăn, yêu cầu đội ngũ thi công phải giàu kinh nghiệm và chuyên lắp đặt loại sàn xương cá này
Chi phí lát sàn cao, do thi công chậm tốn thêm chi phí.
Sửa chữa khó khăn do được cấu tạo bằng hèm khóa đặc thù nên mỗi lần sửa tìm nguyên liệu khó, phải được đặt trước 20 – 30 ngày.
Lát sàn kiểu chữ V
Gần giống kiểu xương cá nhưng nhìn kĩ sẽ thấy khác biệt rất rõ ràng. Mang phong cách cổ điển cầu kì, sàn gỗ lắp kiểu này ít người lắp. Vì chi phí giá thành cách lắp đặt cũng khó hơn. Tùy theo sở thích khách hàng để yêu cầu đội thi công lắp đặt theo kiểu nào.
Cách lắp phào nẹp sàn gỗ đúng
Bước cuối cùng trong quá trình lát sàn gỗ công nghiệp là dùng nẹp để kết thúc sàn với tấm ghép cuối cùng.
Che kín khoảng cách giữa tấm ván cuối cùng & chân tường bởi phào chân tường hoặc nẹp kết thúc.
Lắp phào chân tường
– Loại phào chân tường phổ biến nhất trên thị trường hiện nay là phào chân tường châu Âu Arbiton
– Khi lắp ghép, cố định phào với chân tường bằng đinh chuyên dụng để đóng phào.
– Cuối cùng, tiến hành kiểm tra lại toàn bộ sàn, tra keo silicon vào những khe hở sát với tường và khung cửa.
Tham khảo: Lót sàn gỗ giá bao nhiêu
0 Nhận xét