Những năm trở lại đây, việc ứng dụng ván sàn gỗ lắp đặt cho các căn hộ, chung cư, biệt thự, khu vui chơi,… đang ngày 1 trở nên phổ biến. Bởi những lợi ích mà sàn gỗ mang lại trong quá trình sử dụng là rất lớn. Chính vậy, các thương hiệu sàn trong và ngoài nước ngày một trở nên sôi động. Có nhiều kiểu dáng, mẫu mã , chủng loại vượt trội như: Sàn gỗ công nghiệp Châu Âu: Kaindl, Kronopol,… sẽ giúp ngôi nhà bạn trở nên sang trọng, hiện đại.
Sàn gỗ hiện nay có những loại phổ biến như: Sàn gỗ tự nhiên, sàn gỗ công nghiệp, sàn nhựa giả gỗ ngoài trời đang được ứng dụng và sử dụng nhiều. Để tìm hiểu chi tiết cấu tạo của các loại sàn gỗ, chúng ta hãy đọc và tham khảo bài viết dưới đây:
Cấu tạo sàn gỗ tự nhiên
- Nguyên liệu chính: Nói đến sàn gỗ tự nhiên, người ta sẽ nghĩ ngay tới sàn gỗ được làm ra từ 100% gỗ tự nhiên, chủ yếu sản xuất từ các loại cây gỗ quý, lâu năm như: Gỗ sồi, Óc chó, Giáng hương,…
Sau khi được đem về nhà máy, thân gỗ sẽ được đưa vào máy cắt theo các kích thước quy định. - Các lớp: Bề mặt thanh gỗ được phủ 6 lớp UV hoặc PV nhằm giúp cho sàn gỗ giữa được màu sắc lâu hơn và bóng đẹp. Ngoài ra, sàn gỗ tự nhiên còn có thêm các lớp phụ nhằm giúp chống trầy xước và mài mòn.
- Hèm khóa: được thiết kế khá đơn giản, khi thi công lắp đặt sàn gỗ thường hay sử dụng keo làm chất kết dính.
Cấu tạo sàn gỗ công nghiệp
Có cấu tạo gồm 4 lớp: Lớp phủ bề mặt, lớp tạo vân gỗ (Decorative Film), lớp cốt gỗ, lớp đáy.
- Lớp phủ bề mặt
Nguyên liệu: Melamine resins tổng hợp (còn gọi là lớp laminate), kết hợp cùng với sợi thủy tinh, được ép dưới nhiệt độ cao.
Công dụng: Giúp bề mặt gỗ chống được các tác động xấu như chống xước, chống phai màu, chống mối mọt, tránh các loại vi khuẩn hay hóa chất xâm nhập làm hỏng kết cấu của sàn.
Phân cấp: người ta dùng chỉ số AC để xác định độ chống mài mòn của sàn gỗ công nghiệp, ký hiệu từ AC1 đến AC5. Thực ra AC1 và AC2 độ chống xước rất thấp, không thể dùng cho sàn nhà được mà chỉ có tác dụng trang trí tường hoặc trần nhà.
Tiêu chuẩn AC3: Bề mặt có độ chống xước tương đối, có thể ứng dụng vào các hạng mục nội thất, phù hợp với điều kiện sử dụng sinh hoạt thông thường.
Tiêu chuẩn AC4: Bề mặt có độ chống xước tốt, có thể sử dụng cho cả nhà ở hoặc những tụ điểm công cộng như ngân hàng, sở giao dịch… Tuy nhiên vẫn nên dùng trong nhà riêng hơn.
Tiêu chuẩn AC 5: Độ chống xước tốt tốt nhất hiện nay, thường được dùng nhiều cho các khu vực có mật độ đi lại cao như phòng khách, phòng bếp (đối với nhà riêng) và các khu vực công cộng. Với độ chống trầy xước AC5, bạn có thể đi cả giày vào mà không sợ hỏng sàn.
https://kronopolvietnam.com/san-go-chau-au-cao-cap-sieu-chiu-nuoc-tot-nhat/
- Lớp tạo vân gỗ (Decorative Film)
Tác dụng chính của lớp vân gỗ là tạo vẻ đẹp cho sàn gỗ công nghiệp, bao gồm cả vân gỗ và màu sắc. Một trong những công việc chủ yếu của các nhà phát triển sản phẩm là tạo ra lớp giấy vân trang trí có màu sắc đa dạng, vân gỗ sống động, chinh phục được đòi hỏi thẩm mỹ của thị trường. Các loại vân gỗ hay được sử dụng là gỗ sồi và óc chó, hồ đào… Bề mặt sần chống trơn trượt, ánh kim sang trọng, đặc biệt 3D cho cái nhìn chân thực sống động về sản phẩm.
- Lớp cốt gỗ
Lớp cốt gỗ được tạo nên bởi 70-85% bột gỗ tự nhiên sau khi thu hoạch từ rừng về, nghiền nhỏ, sấy khô kết hợp với keo và các chất phụ gia làm tăng độ cứng và tính kết dính sau đó được ép dưới nhiệt độ và áp suất cao. Đây là thành phần quan trọng nhất của sàn gỗ công nghiệp khi chiếm đến 80% cấu tạo của sản phẩm. Với những loại sàn gỗ công nghiệp có chất lượng tốt, lớp cốt gỗ thường được nén với mật độ cao trên 900kg/m3, hàm lượng formaldehyde có trong chất phụ gia không vượt quá 0.0005% (theo tiêu chuẩn E1 của Châu Âu)
- Lớp đáy
Lớp đáy hay còn gọi là lớp cân bằng, làm từ vật liệu tổng hợp polyme, có tác dụng ổn định tấm gỗ, ngoài ra còn chống những tác hại từ nền như hơi nước, độ ẩm thẩm thấu lên, côn trùng, vi khuẩn… Lớp đáy thường có màu vàng và ghi rõ nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm.
Ngoài ra, các ván sàn gỗ đều được trang bị hèm khóa, bộ phận liên kết các tấm gỗ với nhau, các loại hèm khóa công nghệ cao có khả năng ngăn bụi bẩn, nước lọt vào khe hèm.
Cấu tạo sàn nhựa giả gỗ ngoài trời
Sàn nhựa nói chung hay sàn nhựa giả gỗ ngoài trời nói riêng đều cấu tạo 5 lớp:
- Lớp 1: màng phủ UV bảo vệ bề mặt, tăng độ cứng cho sàn và hạn chế bám bụi bẩn cho bề mặt sàn.
- Lớp 2: lớp phủ bảo vệ màu, ngăn nước, kháng khuẩn và chống mài mòn
- Lớp 3: phim màu được in với tạo hình vân giả gỗ tự nhiên tạo vẻ sang trọng, bắt mắt.
- Lớp 4: lớp PVC có độ đàn hồi cao, chống cong vênh,phù hợp trong điều kiện thời tiết mưa nắng thất thường.
- Lớp thứ 5: lớp đế PVC ở dưới cùng có khả năng chống ẩm mốc, hơi nước dưới mặt đất bốc lên.
0 Nhận xét